Vòng Bi Công Nghiệp Là Gì? Phân Loại Và Ứng Dụng

07/11/2024

GIỚI THIỆU VÒNG BI CÔNG NGHIỆP

Vòng Bi là gì ? Vòng bi hay bạc đạn nó là các dạng của các loại ổ lăn (ổ trục, ổ bi, ổ trục..). Chúng là các thiết bị truyền động cơ khí rất quan trọng không thể thiếu trong các cơ cấu truyền chuyển động.

VÒNG BI CÔNG NGIỆP

- Vòng bi có chức năng đỡ trục tâm, trục truyền và các chi tiết quay, đảm bảo chuyển động quay và đỡ tải trọng tác dụng lên các chi tiết máy quan trọng trong các máy, hay cơ cấu máy.

II - CẤU TẠO VÒNG BI

CẤU TẠO VÒNG BI

- Vòng bi - Bạc Đạn cơ bản gồm các chi tiết sau:

   + Vòng trong (inner ring): thường có rãnh, vòng trong lắp với ngõng trục

   + Vòng ngoài (outer ring): vòng ngoài lắp với gối trục (vỏ máy, thân máy,…)

   + Con lăn (Ballroller)

   + Vòng cách (Cagelretainer)

   + Vòng cách: Thường được làm bằng thép cứng, thép hợp kim. Giúp giữ các con lăn một khoảng cố định, cố định vị trí giữa các con lăn, đảm bảo hành trình con lăn và giảm số lượng con lăn.

   + Con lăn: Con lăn có thể là bi hoặc đũa, lăn trên rãnh lăn, rãnh có tác dụng làm giảm bớt ứng suất tiếp xúc của con lăn, hạn chế con lăn tiếp xúc dọc trục. Vật liệu làm con lăn phụ thuộc vào tải trọng tác động, tuy nhiên thành phần đặc trưng chủ yếu là các thép carbon chứa một lượng crom, mangan nhất định.

Ngoài ra còn có phớt chặn bụi: Cao su NBR, Cao su EPDM...

CHI TIẾT BỘ PHẬN VÒNG BI

Như cấu tạo thì vòng bi thực chất là những con lăn được dẫn được thực hiện chuyển động nhờ hạt bi định vị bởi các vòng chặn. Cấu tạo của hạt bi và vòng chặn khác nhau thì vòng bi sẽ có hình dạng khác nhau để ứng dụng với những mục đích sử dụng khác nhau.

III - CÁC DẠNG TIẾP XÚC CỦA VÒNG BI

- Tiếp xúc điểm: Với vòng bi cầu thì sẽ có dạng tiếp xúc điểm

- Tiếp xúc đường: Vòng bi côn, vòng bi kim, vòng bi tang trống

IV - PHÂN LOẠI VÒNG BI

- Trong chuyển động của thiết bị máy móc thì có rất nhiều loại vòng bi khác nhau được thiết kế nhằm chịu được lực hướng kính, lực dọc trục hoặc cả hai.

- Với mỗi loại vòng bi khác nhau được ứng dụng trong các mục đích khác nhau về loại tải và sức tải...

- Vậy nên Vòng bi được chia thành nhiều chủng loại khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu riêng của từng bộ phận trên máy móc, có thể liệt kê các chủng loại vòng bi thông dụng dưới đây:

Các Dạng Vòng Bi Thông Dụng

 - Cấu tạo của hạt bi được bố trí khác nhau, và có hình thù khác nhau, sẽ quyết định sức tải của vòng bi nhằm phù hợp với nhu cầu tải trọng của máy móc. Do đó tên gọi các chủng loại vòng bi này sẽ khác nhau dựa vào hình thù, cấu tạo của hạt bi.

4.1 - Theo Hình Dạng Con Lăn

- Bi
- Đũa trụ ngắn, đũa trụ dài
- Đũa côn
- Đũa hình trống đối xứng hoặc không đối xứng
- Đũa kim
- Đũa xoắn

Các Dạng Con Lăn Thông Dụng

- Theo hình trên thì ta thấy con lăn hình côn sẽ gọi là Vòng bi Côn, tương tự con lăn hình tang trống sẽ gọi là Vòng bi Tang trống...

4.2 - Theo Khả Năng Chịu Tải Trọng

- Ổ đỡ: Chỉ chịu tải trọng hướng tâm và một phần lực dọc trục (ổ bi đỡ), hoặc chỉ chịu được tải trọng hướng tâm (ổ đũa trụ ngắn).
- Ổ đỡ chặn: Chịu tốt cả tải trọng hướng tâm và lực dọc trục (ổ bi đỡ chặn, ổ đũa côn đỡ chặn)
- Ổ chặn đỡ: Chủ yếu chịu tải trọng dọc trục, đồng thời một phần tải trọng hướng tâm
- Ổ chặn: Chỉ chịu tải trọng dọc trục

4.3 - Theo Số Dãy Con Lăn

- Ổ một dãy
- Ổ hai dãy
- Ổ bốn dãy

4.4 - Theo Kích Thước ổ

- Ổ siêu nhẹ
- Ổ đặc biệt nhẹ
- Ổ nhẹ
- Ổ nhẹ rộng
- Ổ trung
- Ổ trung rộng
- Ổ nặng

4.5 - Theo Khả Năng Tự Lựa

- Có khả năng tự lựa
- Không có khả năng tự lựa

4.6 - Phân Loại Theo Tên Gọi Thông Dụng

4.6.1 - Vòng Bi Cầu

- Vòng bi cầu là loại vòng bi được sử dụng rộng rãi nhất, chính là nó có khả năng đáp ứng được nhiều ứng dụng truyền động, đơn giản và dễ dàng tháo lắp.

- Vòng Bi Cầu có thể làm việc ở tốc độ cao, chịu tải trọng hướng kính rất tốt. Chịu độ tải trọng dọc trục ở mức độ thấp.

- Như chúng ta thấy rằng con lăn của vòng bi là dạng hình cầu, vậy nên người ta gọi nó là Vòng Bi Cầu hay còn goi là Vòng Bi Hạt.

4.6.2 - Vòng Bi Côn

- Là loại vòng bi có khả năng chịu tải cao và tốc độ cao, rất thông dụng trong các ứng dụng có tải trọng cả 2 hướng: Dọc Trục và Vuông góc với Trục.

- Vòng bi Côn rất dễ bị hư hỏng, nếu bị lắp lệch tâm, hoặc bị lắp với độ "rơ" dọc trục cao.

4.6.3 - Vòng Bi Tang Trống

- Là vòng bi có 2 dãy con lăn hình tang trống, đây là loại vòng bi đa năng nhất, chịu tải trọng rất cao cùng với khả năng tự lựa là đặc điểm nổi trội nhất.

- Ưu điểm của Vòng Bi Tang Trống là chắc chắn, bền bỉ, các loại vòng bi này thích hợp cho các ứng dụng có độ lệch trục. Có độ tin cậy cao và tuổi thọ làm việc lớn cho dù ở các điều kiện hoạt động khắc nghiệt.

4.6.4 - Vòng Bi Đũa

- Là loại vòng bi có các con lăn hình trụ nên có khả năng hịu được tải trọng hướng kính lớn ở tốc độ cao.

- Loại đặc biệt có nhiều con lăn hơn, không có vòng cách, chịu tải trọng rất cao, làm việc ở vận tốc trung bình.

4.6.5- Vòng Bi Kim

- Là loại vòng bi có thiết diện mỏng, có cấu tạo bao gồm nhiều con lăn hình trụ với chiều dài gấp 3 đến 10 lần đường kính của chúng.

- Do đó, tỉ lệ giữa đường kính ngoài của ổ với đường kính đường tròn nội tiếp rất nhỏ và chúng chịu được tải trọng hướng kính rất lớn.

4.6.6- Vòng Bi Gối Đỡ

Với khả năng tự lựa vòng ngoài và được lắp sẵn với gối đỡ được bôi trơn sẵn, cùng hệ thống phớt làm kín rất tốt, đây là loại vòng bi thông dụng nhất cho các ứng dụng không chịu tải trọng cao và dễ dàng lắp đặt.

4.6.7- Vòng Bi Đỡ Tự Lựa

Vòng bi đỡ tự lựa (Self-aligning ball bearings), Thông thường có hai dãy bi và có rãnh lăn hình cầu ở vòng ngoài. Vì vậy chúng có khả năng chịu được độ lệch góc giữa trục và gối đỡ. Chúng đặc biệt thích hợp cho các ứng dụng lệch trục hoặc trục bị võng. Hơn nữa, có ma sát thấp nhất so với các loại ổ lăn khác, cho phép hoạt động nguội hơn ngay cả ở vận tốc cao.

- Vòng bi đỡ tự lựa không có nắp che theo thiết kế cơ bản

- Vòng bi đỡ tự lựa có phớt

- Vòng bi đỡ tự lựa có vòng trong kéo dài

- Theo thiết kế cơ bản có lỗ trụ, ở một số dãy kích thước thông dụng vòng bi còn có lỗ côn (độ côn 1:12).

- Những loại lớn dải 130 và 139 được phát triển cho các ứng dụng đặc biệt trong nhà máy giấy, có thể dùng cho các ứng dụng chịu quá tải nặng và yêu cầu ma sát thấp thích.

- Vòng bi đỡ tự lựa có hai dạng phổ biến là loại đầu 2 và có 4 chữ số chẳng hạn như: 2312, 2114, …

- Một loại khác là đầu 1 có 4 số: 1112, 1216, 1214, …

  • Chia sẻ bài viết:

Bình luận của bạn

Zalo
Hotline