CÁC LOẠI ĐƠN VỊ ÁP SUẤT | BẢNG QUY ĐỔI CÁC LOẠI ĐƠN VỊ ĐO ÁP SUẤT

02/12/2021

LỜI MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU CHUNG.
Như chúng ta đã quá quen thuộc với các Đồng Hồ Áp Suất hay các cảm biến áp suất. Yếu tố quan trọng nhất để chọn các thiết bị đó chính là xác định được range áp suất cần đo. Thông thường, đơn vị áp suất được sử dụng là bar . Tuy nhiên trong một số trường hợp lại dùng đơn vị là psi, Mpa… Vậy các đơn vị đo áp suất này có ý nghĩa gì ? Và chúng có mối liên hệ nào với nhau không?
Với xu hướng hiện nay Đồng Hồ Áp Suất hay còn gọi là áp kế có rất nhiều đơn vị đo khác nhau nhưng có thể quy đổi cho nhau, tùy vào khu vực lãnh thổ mà người ta sử dụng các đơn vị đo khác nhau, như châu á thì thường dụng đơn vị Kgf/cm2 còn châu âu thường dùng đơn vị bar.

Trên thực tế, các đơn vị đo áp suất rất đa dạng như: bar, Mpa, Kpa, mmHg, psi, mbar,…. Việc chọn đơn vị đo nào phụ thuộc rất nhiều vào ứng dụng mà họ muốn đo áp suất. Vậy áp suất là gì ? Tại sao lại có sự khác nhau giữa các đơn vị đo ? Để trả lời được những câu hỏi đó điều đầu tiên chúng ta cần tiềm hiểu chính là khái niệm áp suất.

ÁP SUẤT LÀ GÌ ?
Áp suất là một đại lượng vật lý được định nghĩa là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể. Nói một cách đơn giản hơn thì áp suất chính là độ lớn của lực tác động lên một bề mặt diện tích theo phương vuông góc. Vì thế đơn vị của áp suất là N/m² hay còn gọi là Pa (Pascal).

Đối với các chất lỏng, khí hoặc hơi ( gọi chung là chất lưu), áp suất là một thông số quan trọng xác định trạng thái nhiệt động học của chúng
Trong công nghiệp, việc đo áp suất chất lưu có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an toàn thiết bị, cũng như giúp cho việc kiểm tra và điều khiển hoạt động của máy móc thiết bị có sử dụng chất lưu.
Trong hệ đơn vị quốc tế (SI), đơn vị áp suất là Pascal: 1 Pascal là áp suất tạo bởi một lực có độ lớn bằng 1N phân bố đồng đều trên một diện tích 1m2 theo hướng pháp tuyến.

CÁC ĐƠN VỊ ÁP SUẤT THÔNG DỤNG.
Có nhiều phương pháp để đo áp suất nhưng thông dụng nhất vẫn là sử dụng đồng hồ và cảm biến. Đối với đồng hồ thì việc chọn đơn vị đo cho nó sẽ phụ thuộc vào ứng dụng thực tế. Tuy nhiên một số đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như: bar, Kpa, Mpa, mbar, psi, mmHg, mmH2O…

 

BẢNG CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC ĐƠN VỊ ĐO ÁP SUẤT.
Đơn vị áp suất mà được sử dụng phổ biến nhất là bar. Vì thế tôi sẽ chọn đơn vị này làm chuẩn và quy đổi từ đơn vị này sang các đơn vị đo khác.
Trên thực tế, có thể sử dụng đơn vị khác để làm chuẩn. Và dựa vào bảng quy đổi trên chúng ta hoàn toàn có thể chuyển đổi dễ dàng giữa các đơn vị đo áp suất với nhau. Ví dụ bạn muốn mua đồng hồ áp suất đo 0-10 Mpa. Dựa vào bảng trên chúng ta có thể hoàn toàn đổi ra bar là 0-100 bar và chọn đồng hồ tương ứng.

Bảng Quy Đổi Đơn Vị Đo Áp Suất

• 1 bar = 1000 mbar
• 1 bar = 0.1 Mpa
• 1 bar = 100 Kpa
• 1 bar = 1.02 kg/cm²
• 1 bar = 10197.16 kg/m²
• 1 bar = 100000 Pa
• 1 bar = 0.99 atm
• 1 bar = 0.0145 Ksi
• 1 bar = 14.5 psi
• 1 bar = 10.19 mH2O
• 1 bar = 750 mmHg
• 1 bar = 401.5 inH2O
• 1 bar = 750 Torr

NGUYÊN LÝ ĐO ÁP SUẤT.
Đối với chất lưu không chuyển động, áp suất chất lưu là áp suất tĩnh. Do vậy, đo áp suất chất lưu thực chất là xác định lực tác dụng lên một diện tích thành bình. 
Đối với chất lưu không chuyển động chứa trong một ống hở đặt thẳng đứng, áp suất tĩnh tại một điểm M cách bề mặt tự do một khoảng h được xác định theo công thức:

p = p0 + ρgh

Trong đó: p0 là áp suất khí quyển
                ρ: khối lượng riêng của chất lưu
                g: gia tốc trọng trường

Trong cách đo thứ hai, người ta gắn lên thành bình các cảm biến đo ứng suất để đo biến dạng của thành bình.Trong cách đo thứ nhất, phải sử dụng một cảm biến đặt sát thành bình. Trong trường hợp này, áp suất cần đo được cân bằng với áp suất thủy tĩnh do cột chất lỏng mẫu tạo nên hoặc tác động lên một vật trung gian có phần tử nhạy cảm với lực do áp suất gây ra. Khi sử dụng vật trung gian để đo áp suất, cảm biến thường trang bị thêm bộ phận chuyển đổi điện.

Đối với chất lưu chuyển động, áp suất chất lưu (p) là tổng áp suất tĩnh (pt) và áp suất động (pđ): p = pt + pđ
Áp suất tĩnh tương ứng với áp suất gây nên khi chất lỏng không chuyển động. Áp suất động do chất lưu chuyển động gây nên và có giá trị tỷ lệ với bình phương vận tốc chất lưu : 

Khi dòng chảy va đập vuông góc với một mặt phẳng, áp suất động chuyển thành áp suất tĩnh, áp suất tác dụng lên mặt phẳng là áp suất tổng. Do vậy áp suất động được đo thông qua chênh lệch giữa áp suất tổng và áp suất tĩnh. Thông thường việc đo hiệu áp suất (p - pt) thực hiện nhờ hai cảm biến nối với hai đầu ra của một ống Pitot (như hình vẽ bên dưới), trong đó cảm biến (1) đo áp suất tổng, cảm biến (2) đo áp suất tĩnh

Có thể đo áp suất động bằng cách đặt áp suất tổng lên mặt trước và áp suất tĩnh lên mặt sau của một màng đo, như vậy tín hiệu do cảm biến cung cấp chính là chênh lệch giữa áp suất tổng và áp suất tĩnh.

Đo áp suất động bằng màng

VINDEC chuyên nhập khẩu và cung cấp các loại Đồng Hồ Áp Suất tại Việt Nam

 

  • Chia sẻ bài viết:

Bình luận của bạn

Zalo
Hotline